Tập đoàn Hòa Phát với lộ trình lên sàn chứng khoán

16/10/2015 09:13

Hòa phát, một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam sẽ niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK TP.HCM trong năm 2008. ĐTCK đã trao đổi với ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát về lộ trình thực hiện mục tiêu chiến lược này. Xin ông cho biết rõ hơn về lộ trình niêm yết cổ phiếu?   Thực hiện mục tiêu niêm yết cổ phiếu vào năm 2008, 7 công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát đã hợp nhất thành Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, hoạt động theo mô mình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ là Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát có số vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng, sở hữu 100% vốn ở 6 công ty con (công ty thành viên) gồm Thiết bị phụ tùng Hòa Phát, Nội thất Hòa Phát, Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh Hòa Phát, Xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát, Thương mại Hòa Phát. Việc hợp nhất này tạo nên sức mạnh tổng hợp của Tập đoàn trên thị trường, cơ cấu lại hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh khi Việt Nam tham gia vào sân chơi lớn WTO.   Xét về vốn điều lệ, Hòa Phát có quy mô lớn so với một số công ty có cổ phiếu blue-chip trên TTCK tập trung hiện nay. Quy mô của tập đoàn còn thể hiện trên các yếu tố nào khác?   Tập đoàn Hòa Phát chuyên về sản xuất, thương mại và đầu tư bất động sản. Hòa Phát sản xuất, kinh doanh hai nhóm mặt hàng chính là sản phẩm thép các loại và hàng tiêu dùng. Cụ thể là đồ nội thất văn phòng, gia đình, khu công cộng; hàng điện tử, điện lạnh dùng trong gia đình như tủ lạnh, máy giặt, bình nước nóng, điều hòa không khí. . . Mảng bất động sản, Hòa Phát đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới ở Hưng Yên và tòa nhà văn phòng tại TP. Hà Nội.   Trước tiên xin nói về công ty mẹ là Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát có hai bộ phận chính: bộ phận sản xuất và kinh doanh, với nhà máy lớn sản xuất phôi thép và nhà máy cán thép xây dựng đặt tại Khu công nghiệp Phố Nối (Hưng Yên); bộ phận quản lý và đầu tư tài chính có chức năng điều phối, quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty con. Thời gian tới, Hòa Phát sẽ mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả khác cũng như đầu tư tài chính, mua bán doanh nghiệp, tham gia kinh doanh căn hộ, văn phòng cho thuê.   Trong năm 2006, doanh số của cả Tập đoàn đặt khoảng 3.800 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 200 tỷ đồng. Năm 2007, Hòa Phát phấn đấu đạt doanh số 4.200 tỷ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 300 tỷ đồng, mức cổ tức dự kiến là 25%. Khoảng 5.000 người lao động làm việc trong Tập đoàn.   Có nhiều thông tin về việc ngành sản xuất thép trong nước gặp khó khăn. Xin ông cho biết hiệu quả sản xuất, kinh doanh thép xây dựng của Hòa Phát?   Năm 2006, thép Hòa Phát vẫn sản xuất ổn định với sản lượng hàng bán ra đạt 180.000 tấn, lợi nhuận đạt 75 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận là 30%/năm. Thép Hòa Phát có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, vì hai nhà máy phôi thép và cán thép Hòa Phát đều sử dụng công nghệ hiện đại. Mặt khác, Hòa Phát tự sản xuất phôi trong nước nên giảm chi phí đầu vào so với nhập khẩu phôi và đã xây dựng được hệ thống đại lý liên kết bền chặt trên thị trường cả nước.   Ông có thể nói qua về các thành viên của Tập đoàn?   Các công ty thành viên Tập đoàn Hòa Phát đều hoạt động hiệu quả và tăng trưởng ổn định, đảm bảo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân của Tập đoàn. Hiện nay và trong những năm tới, Công ty Nội thất Hòa Phát có đóng góp rất lớn trong Tập đoàn, cả về doanh thu và quảng bá thương hiệu Hòa Phát. Doanh số năm 2006 của Nội thất Hòa Phát là 700 tỷ đồng, tốc độ phát triển từ 25 đến 30%/năm.   Cũng trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, hai thương hiệu của Tập đoàn Hòa Phát là Funiki (cho sản phẩm điều hòa không khí, tủ lạnh, tủ cấp đông, máy giặt, bồn tắm) và Venice (cho sản phẩm bình nước nóng tráng men) đang rất được ưa chuộng ở thị trường phía Bắc.Các sản phẩm này có khả năng cạnh tranh về chất lượng cũng như về giá cả, do Hòa Phát đã nghiên cứu, nhập khẩu đây chuyền thiết bị hiện đại về sản xuất và lắp ráp trong nước. Nếu chỉ thuần túy nhập khẩu linh kiện lắp ráp sản phẩm trong nước thì giá khoong cạnh tranh. Đây là những sản phẩm mà Hòa Phát sẽ nhanh chóng chiếm được thị phần lớn không chỉ ở miền Bắc.   Về bất động sản, các dự án khu công nghiệp, khu đô thị mới, văn phòng cho thuê do Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát đang triển khai sẽ mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn cho Tập đoàn.  

chu long

  Theo ông, đâu là lợi thế cạnh tranh đặc biệt của Tập đoàn Hòa Phát hiện nay?   Ngoài các lợi thế canh tranh thông thường khác, Tập đoàn Hòa Phát có hai lợi thế cạnh tranh đặc biệt. Thứ nhất là thương hiệu Hòa Phát sau 15 năm ra đời và phát triển đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, khẳng định được uy tín và chất lượng. Một dẫn chứng cụ thể là một số doanh nghiệp đang đàm phán để Hòa Phát đầu tư vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp đó hoặc nhượng quyền thương mại để thương hiệu Hòa Phát gắn lên sản phẩm của doanh nghiệp đó.   Thứ hai là Tập đoàn Hòa Phát đã xây dựng được mạng lưới hàng chục ngàn đại lý các cấp trải dài trên cả nước, gắn bó bền chặt với Tập đoàn Hòa Phát về quyền lợi. Đó là một trong những yếu tố chính để các công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát đều thuộc nhóm dẫn đầu trong ngành hàng sản xuất, kinh doanh của mình.   Xin ông cho biết, kế hoạch phát triển dự án mới của Hòa Phát trong thời gian tới?   Tập đoàn đang triển khai dự án sản xuất xi măng công suất 1 triệu tấn/năm tại thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đổng, dự kiến hoàn thành năm 2009. Khi đi vào hoạt động, nhà máy đóng góp doanh thu khoảng 800 tỷ đồng/năm. Sản xuất xi măng là lĩnh vực cần vốn đầu tư lớn, nhưng đây là mặt hàng có nhu cầu cao và có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Ngoài ra, Hòa Phát còn đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất nhà máy nội thất Hòa Phát ở TP. HCM, Đà Nẵng để đáp ứng nhu cầu ở thị trường.   Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!   PV: Thu Hương thực hiện  

Theo báo Đầu tư Chứng khoán

Bình luận

Gửi email
Chat với chúng tôi
Về đầu trang