Thép chuẩn từ quặng sắt là như thế nào?

Quy trình sản xuất thép từ phế liệu (sắt thép đã qua sử dụng) tương đối đơn giản. Phế liệu sau khi được phân loại, xử lý sẽ được nạp vào lò điện hồ quang (EAF) hoặc lò cảm ứng (IF) để luyện thành phôi vuông và cán ra thành phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, thép được luyện từ quặng phải trải qua một quy trình dài với nhiều công đoạn khác nhau để sản xuất ra được những sản phẩm thép chuẩn chất lượng.

mo-hinh-sx-thep-than-thien-moi-truong

Đầu tiên, quặng sắt với hàm lượng và kích cỡ khác nhau được chế biến, phối trộn theo tỷ lệ yêu cầu, kết hợp với than coke, vôi và dôlômit được đưa vào lò cao luyện ra gang lỏng. Tiếp theo, nước gang được chuyển sang lò thổi ôxy, lò tinh luyện để tạo ra các mác thép theo yêu cầu của thị trường, thông qua hệ thống máy đúc đúc ra các loại phôi - thép thô bán thành phẩm. Cuối cùng, tại Nhà máy cán thép, phôi vuông sẽ được cán ra thép xây dựng thành phẩm gồm thép thanh vằn và thép cuộn; phôi dẹt được cán thành thép cuộn cán nóng (HRC).

Nhờ quy trình luyện thép khép kín, dây chuyền công nghệ hiện đại của các nước G7, Hòa Phát đã biến quặng sắt thành rất nhiều dòng sản phẩm chuẩn chất lượng, sạch tạp chất. Thép thành phẩm của Hòa Phát có lượng tạp chất (Cu, Ni, Cr) rất thấp, chỉ <0,03%, thấp hơn so với với tiêu chuẩn của các nước trên thế giới. Hơn nữa, quá trình nấu luyện thép từ quặng khử bỏ một cách triệt để các tạp chất có hại khác như S, P nên sản phẩm sạch, tinh khiết và chất lượng tốt hơn. Do đó chất lượng sản phẩm ổn định hơn, tuổi thọ công trình cao hơn.

Với tỷ lệ tạp chất cực thấp, thép luyện từ quặng có đặc tính chịu uốn, độ dẻo dai và độ giãn dài cao. Do đó, thép luyện từ quặng sở hữu cơ lý tính vượt trội và có thể cán thành những sản phẩm có đường kính, mác cao hơn. Tại Việt Nam, chỉ có Thép Hòa Phát có thể cán được cán sản phẩm tới D55 mác cao.

Thép chuẩn cho siêu công trình

Tại Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát hiện là đơn vị sản xuất thép từ quặng sắt trên dây chuyền khép kín lớn và hiện đại bậc nhất hiện nay. Tổng công suất thiết kế của các Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát đạt 8 triệu tấn thép thô/năm. Trong đó, riêng Khu liên hợp tại Quảng Ngãi là 5 triệu tấn/năm, gồm thép xây dựng và thép cuộn cán nóng HRC, thép cuộn chất lượng cao. Dự kiến trong năm 2021, Khu liên hợp này sẽ đạt sản lượng công suất thiết kế.

 

Sản xuất thép chất lượng cao từ quặng sắt - Ảnh 2.
 

Các nhà máy luyện thép của Hòa Phát được đầu tư hệ thống phân tích tự động, trang thiết bị thử nghiệm cơ lý tính hiện đại hàng đầu. Nổi bật là Phòng Quản lý chất lượng tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất gồm 2 tòa nhà với tổng trị giá lên tới trên 100 tỷ đồng. Phòng thử nghiệm của thép Hòa Phát đạt chuẩn quốc gia và quốc tế (VILAS, ISO 17025).

Là một trong số ít những nhà sản xuất sở hữu chuỗi sản xuất khép kín bài bản, hiện đại, kết hợp với phòng thử nghiệm chất lượng "khủng", thép Hòa Phát đa dạng về chủng loại và mác thép, đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất. Hòa Phát là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành công thép xây dựng D55 - mác thép khó sản xuất nhất và đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến. Sản phẩm có chiều dài 11,7m hoặc theo yêu cầu của khách hàng, độ bền kéo đạt trên 600N/m2, thích hợp cho các công trình xây dựng cầu, cảng, nhà siêu cao tầng.

Với chất lượng vượt trội, thép Hòa Phát đã và đang được tín nhiệm sử dụng tại nhiều siêu dự án và công trình trọng điểm quốc gia như Sân bay quốc tế Nội Bài, hệ thống đường trên cao, Metro ngầm Nhổn – Ga Hà Nội, Landmark 81, Empire City – TP.HCM, cầu Nhật Tân, Tổ hợp Ánh Dương – Soleil Đà Nẵng, tòa tháp Bitexco TPHCM…

Ngoài việc chiếm lĩnh vị thế số 1 về thị phần thép xây dựng trong nước, Hòa Phát hiện là thương hiệu đầu tiên và duy nhất của Việt Nam sản xuất được thép cuộn chất lượng cao (SAE), phục vụ cho ngành cơ khí rút dây thép, làm lõi que hàn trong nước và xuất khẩu. Dòng sản phẩm SAE đáp ứng theo tiêu chuẩn Mỹ (ASTM), tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS), đặc biệt là mác thép cao B500B theo tiêu chuẩn Anh quốc. Sản phẩm được ưa chuộng tại nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Úc, Malaysia, Canada…

Theo Người lao động